Giỏ Hàng
0 Sản Phẩm - 0

Truyền dữ liệu bằng âm thanh

 

Việc sử dụng âm thanh làm phương tiện truyền nhận dữ liệu đang dần được hiện đại hóa và trở thành xu hướng mới nhất trong tương lai.

Lợi ích của việc sử dụng âm thanh để truyền dữ liệu là để thiết bị có khả năng xử lý dễ dàng và phổ biến hơn.

Trong thời đại kết nối không dây hiện nay, âm thanh vẫn là một lựa chọn tuyệt vời để truyền dữ liệu và phục vụ các ứng dụng khác. Thời gian gần đây, thế giới công nghệ ghi nhận nhiều phát triển mang tính đột phá trong lĩnh vực này nhằm khai thác lợi ích của sóng âm thanh trong việc truyền dữ liệu.

Từ những năm 1940, IBM đã cố gắng giải quyết vấn đề làm sao sử dụng đường dây điện thoại thông thường để kết nối 2 máy tính. Khi đó, hãng công nghệ Mỹ tìm ra cách giải quyết bằng việc chuyển đổi dữ liệu thành âm thanh rồi truyền qua đường dây điện thoại và khi đến thiết bị đầu cuối thì âm thanh lại được chuyển ngược lại thành dữ liệu.

Google Chromecast

Một số công nghệ mới dựa trên âm thanh sử dụng tần số siêu âm – âm thanh này vượt xa tần số tối đa mà tai người nghe thấy được.

Google đã cung cấp chế độ Guest Mode trên thiết bị Chromecast – sản phẩm có thể cắm vào cổng HDMI của tivi (TV) từ đó giúp bạn phát các ứng dụng nội dung trên Internet (qua điện thoại, máy tính) lên màn hình TV.

Chế độ này cho phép người dùng điện thoại Android điều khiển Chromecast mà không dùng kết nối Wi-Fi thông dụng. Thay vào đó, chế độ Guest Mode sử dụng công nghệ siêu âm để giao tiếp qua loa của TV. Công nghệ siêu âm trên TV và điện thoại Android sử dụng mã pin 4 ký tự số để gửi âm thanh đi và điều khiển để sử dụng Internet. Công nghệ này có thể dễ dàng được phổ biến bởi trên mỗi TV đều có sẵn “thiết bị mạng” cần thiết đó chính là loa. Và mỗi điện thoại Android trở thành microphone và điều khiển từ xa.

Nguồn: sưu tầm