Giỏ Hàng
0 Sản Phẩm - 0

Hướng dẫn bảo quản hoa tươi

Hiện nay, kỹ thuật bảo quản hoa tươi cắt cành sau thu hoạch của Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế nên chất lượng còn thấp, nhiều mầm bệnh, giá rẻ và khó để cạnh tranh hay xuất khẩu sang nước ngoài. Sản phẩm hoa chủ yếu phân phối trong nội địa, thậm chí phải nhập khẩu từ các nước bạn. Cụ thể là  Đà Lạt – vườn hoa của ngành hoa trong cả nước, mỗi năm cung ứng gần 1,5 tỷ cành hoa, tuy nhiên để tìm một nhà vườn đủ điều kiện xuất khẩu hoa đi là không dễ dàng. Do hoa của Trung Quốc đang tràn sang Việt Nam với số lượng lớn và giá cực rẻ. Đây là một thực trạng đáng buồn cho ngành nông nghiệp nước nhà nói chung và ngành trồng hoa nói riêng.

Để có được những bông hoa đạt chất lượng tốt và tươi đẹp đến tay người sử dụng là cả một quá trình từ khâu trồng, chăm sóc và bảo quản, đặc biệt là công nghệ bảo quản hoa tươi sau thu hoạch là cần thiết. Theo kế hoạch đề ra, nhà nước ta sẽ ưu tiên hàng đầu trong đón đầu công nghệ sau thu hoa hoạch nhằm nâng cao chất lượng hoa và hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Mỗi công đoạn đều đóng vai trò quan trọng như nhau, tuy nhiên tùy vào nhu cầu sử dụng là bảo quản để phân phối trong nội địa, lưu kho lạnh hay xuất khẩu đi mà người trồng hoa hay đại lý sỉ hoa tập trung nhiều vào quy trình đó.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến: “Công nghệ bảo quản hoa tươi Cắt Cành Sau Thu Hoạch của Israel” do tập đoàn Gadot Agro đã dày công nghiên cứu trên 55 năm, nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất trong xử lý hoa cắt cành, và đã được bộ Công nghệ sau thu hoạch Israel công nhận thành quả.

Tìm hiều các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của hoa cắt cành:

– Thời điểm thu hoạch tối ưu:

Hoa nên được cắt vào lúc đang phát triển vì chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng sau đó nên cũng kéo dài được thời gian trang trí.

Những hoa nên thu hoạch vào thời điểm Nụ: Hoa Hồng, Cẩm Chướng, Iris, Liatris, Gladiolus, tuylip, quỳnh…

Những hoa nên thu hoạch vào thời điểm Bung Nụ: Hoa phong Lan, Hoa Cúc, Đồng Tiền…

Các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại cho hoa:Nấm boytrytis trên hoa hồng, nhện đỏ, sâu tấn công hoa và lá, bệnh sương mai, bọ trĩ,…

Nguồn nước bị nhiểm khuẩn do vi sinh vật gây nên

Một yếu tố ảnh hưởng cũng mang tính quyết  định  đối với chất lượng hoa cắt cành là Ethylene:

Ethylene là một chất khí nguy hiểm và là nguyên nhân gây chết non của 30% hoa cắt cành.

Ethylene là hóc môn thực vật dạng khí, sản sinh ra từ một lượng lớn quả chín hay hoa héo úa, hay từ các vật liệu hữu cơ (xăng, dầu, khói thuốc…). Ethylene gây ảnh hưởng đến nhiều loại hoa nhạy cảm với khí này dù ở nồng độ rất nhỏ (0.1pm).

Mỗi loại hoa được cắt cành khác nhau thì có mức độ nhạy cảm với vi sinh vật khác nhau.

Điều kiện kỹ thuật bảo quản bao gồm: muốn hoa đạt chất lượng cao và kéo dài được tuổi thọ thì điều quan trọng phải giữ vệ sinh môi trường và dụng cụ sạch. Bởi nếu điều kiện kỹ thuật không tốt sẽ gây ra nhiều nấm và sâu bệnh truyền sang cây khỏe, sản sinh nhiều ethylene gây hại cho hoa…

Sự phát triển của vi nấm và vi khuẩn trong nước gây tắt nghẽn mạch dẫn, làm cho hoa không thể hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây sau khi bị cắt khỏi cây. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho hoa mau héo và làm thối nước.

Tác hại của Ethylene:

Đối với  Hoa Hồng: (tùy thuộc vào từng giống hoa) hình dạnh hoa khác thường, không bung nụ được, gây rụng cánh và lá.

Đối với hoa Lily:  Gây lão hóa sớm, làm mỏng cánh hoa, rụng nụ sớm, hoa bị cong xuống bất thường và giảm đi số lượng của hoa.

Đối với  Hoa Cẩm Chướng: Ngăn hoa nở, cánh hoa bị cuộn lại, gây lão hóa cho hoa chỉ sau vài giờ.

Đối với  Hoa Tulip: Ngăn hoa phát triển về chiều cao, hoa bị lão hóa sớm do mất nhiều nước, làm rụng nụ sớm và gây dị dạng cho hoa.

Đối với  Hoa Lan Dedrobium, Lan Vũ Nữ, Lan Cymbidium:  Gây vàng sớm, khô và gãy đài

màu ở cánh.

Vì vậy, với những loại hoa nhạy cảm với ethylene như trên thì yêu cầu cần thiết là làm thế nào để ức chế được từ khâu xử lý cả khâu vận chuyển đi

Nguồn: sưu tầm internet