Theo một báo cáo mới nhất từ Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF thì tại tiểu vùng sông Mekong mở rộng, các nhà khoa học đã phát hiện ra 126 loài động – thực vật mới, trong đó có những loài vật khá quí hiếm như loài dơi mũi ống với gương mặt đáng sợ hay loài ếch có thể hót như chim.
Tiểu vùng sông Mekong mở rộng là khu vực lớn bao gồm các Quốc gia Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Việt Nam, Lào và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là một khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhưng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề bảo tồn các loài động, thực vật. Việc mất rừng và các dự án thủy điện lớn trên sông Mekong đang đe dọa trực tiếp tới tính đa dạng sinh học ở khu vực này. Cụ thể, loài dơi mũi ống Beelzebulbc được phát hiện tại Việt Nam có cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng nhiệt đới, do đó, loài vật này rất dễ bị tổn thương trước hành vi phá rừng của con người. Chỉ trong 4 thập kỷ, 30% diện tích rừng tại tiểu vùng sông Mekong mở rộng đã bị thiêu rụi, trong khi đó, hiện tượng săn bắn trộm và buôn bán động vật trái phép cũng đang gây nguy hiểm cho một số loài động vật trong sách đỏ, trong đó có loài trăn đuôi ngắn Myanmar. Theo Nick – Chủ nhiệm chương trình phụ trách các loài sinh vật tại tiểu vùng sông Mekong mở rộng của WWF, việc săn bắn phục vụ cho mục đích buôn bán động vật trái phép là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với sự tồn tại của nhiều loài động vật trên khắp khu vực Đông Nam Á của chúng ta.
Ngoài các loài thực vật chiếm phần lớn các vị trí trong danh sách, bản báo cáo 126 loài sinh vật mới được phát hiện của WWF còn bao gồm 21 loài bò sát và lưỡng cư, trong đó có một loài ếch có khả năng hát và một loài ếch khác có mắt màu trắng đen trông rất độc đáo.
Cox cho biết: “Sông Mekong là môi trường lớn thứ hai thế giới hỗ trợ cho tính đa dạng sinh học dưới nước, chỉ sau sông Amazon. Đập Xayaburi có thể tạo nên một rào cản không vượt qua được cho nhiều loài cá, và nó có thể báo hiệu cho sự diệt vong của nhiều loại động vật hoang dã đã được cũng như chưa được biết tới.”
Trong khi số lượng các loài mới được khám phá là minh chứng rõ ràng cho tính đa dạng sinh học đáng kinh ngạc ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng, thì vẫn còn một số hoạt động bắt đánh đáng lo ngại gây ra mối đe dọa tới tương lai của những loài vật ở khu vực này.
Sông Mekong là nơi cư trú của khoảng 850 loài cá và là nơi tập trung nguồn thủy sản nội địa lớn nhất nhì thế giới. Lào cho biết nước này đã bắt đầu nghiên cứu đập Xayaburi trị giá hàng tỷ đô la trên sông Mekong trong nỗ lực trở thành một trung tâm năng lượng tại khu vực bất chấp những phản đối từ các nhà nghiên cứu môi trường.